Để bắt đầu dịch vụ du lịch y tế từ bây giờ trở đi
(dành cho cơ sở y tế)
Các bước & điểm quan trọng trong việc tiếp nhận bệnh nhân du lịch y tế
Từ khi liên hệ đến khi quyết định tiếp nhận
- ● Sắp xếp điều chỉnh trong bệnh viện về khả năng tiếp nhận
-
- ・Tiếp nhận nội dung liên hệ và thông tin y tế từ bệnh nhân hoặc cơ sở điều phối y tế quốc tế, truyền đạt thông tin bệnh nhân cho bác sĩ phụ trách và xem xét quyết định khả năng tiếp nhận.
- ・Sau khi sắp xếp điều chỉnh trong bệnh viện, thông báo cho bệnh nhân hoặc cơ sở điều phối y tế quốc tế về khả năng tiếp nhận.
- ● Trường hợp quyết định tiếp nhận
-
- ・Thông báo cho nhân viên phụ trách y tế về nội dung điều trị và thời gian nhập viện, lập bảng dự toán chi phí điều trị và gửi cho bệnh nhân hoặc cơ sở điều phối y tế quốc tế.
- ・Nghe yêu cầu liên quan đến khoảng thời gian có thể đến Nhật Bản của bệnh nhân và các yêu cầu liên quan đến nhập viện và điều trị, đảm bảo sắp xếp khung thời gian kiểm tra và giường bệnh phù hợp với khoảng thời gian nhập viện và các hạng mục kiểm tra.
Chuẩn bị và thủ tục trước khi đến Nhật Bản
- ● Chuẩn bị và gửi các hồ sơ cần thiết để cấp visa lưu trú điều trị y tế
-
- ・Khi bệnh nhân sống ở nước ngoài đến Nhật Bản với mục đích điều trị y tế, v.v., cần phải được cấp “Visa lưu trú điều trị y tế”.
- ・Sau khi viện trưởng hoặc bác sĩ phụ trách xác nhận các hồ sơ để cấp visa lưu trú điều trị y tế, chúng sẽ được gửi đến cơ quan bảo lãnh nhân thân.
- ● Chuẩn bị biên bản đồng ý
-
- ・Gửi biên bản đồng ý cần thiết liên quan đến nhập viện và điều trị cho cơ sở điều phối y tế quốc tế.
- ● Chuẩn bị liên quan đến việc thanh toán chi phí
-
- ・Do việc tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài có rủi ro về việc không thu được chi phí điều trị nên sẽ chuẩn bị các biện pháp ngăn ngừa phát sinh tình trạng không thu được tiền nên việc thanh toán chi phí điều trị sẽ được tiến hành theo hình thức thanh toán trước hoặc hình thức đặt cọc (tiền bảo đảm), v.v.
- ・Lập phiếu yêu cầu thanh toán dựa trên nội dung và lịch trình điều trị đã quyết định, yêu cầu nhập viện thông qua bệnh nhân hoặc cơ sở điều phối y tế quốc tế.
Sắp xếp điều chỉnh trong bệnh viện khi đến Nhật Bản
- ● Công việc sắp xếp điều chỉnh liên quan đến nhập viện, điều trị và kiểm tra
-
- ・Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, xác định rõ đầu mối liên hệ khi bệnh nhân hoặc người đi cùng bệnh nhân gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt trong thời gian nhập viện cũng như khi nhân viên y tế muốn xác nhận hoặc trao đổi về phương châm kiểm tra và điều trị.
- ・Ví dụ, đảm bảo rằng nhân viên phụ trách đầu mối liên hệ lúc nào cũng có thể liên lạc được, hỗ trợ hướng dẫn bệnh nhân, sắp xếp điều chỉnh với bác sĩ điều trị chính và nhân viên kiểm tra, các thủ tục hành chính, v.v. chủ yếu thông qua y tá bệnh viện và nhân viên hành chính bệnh viện, v.v. để nhân viên y tế có thể tập trung vào từng hoạt động điều trị và kiểm tra.
Point!
Bố trí bộ phận phụ trách tiếp nhận và điều phối viên tiếp nhận bệnh nhân
● Điều phối viên y tế tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài: Người phụ trách các công việc cần thiết để tiếp nhận trong bệnh viện
- ①Hỗ trợ giao tiếp với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân, sắp xếp điều chỉnh giữa các bộ phận và công việc chuyên môn trong bệnh viện, liên kết và sắp xếp điều chỉnh với bên ngoài, thu thập thông tin trong và ngoài bệnh viện để xây dựng cơ cấu tổ chức, v.v.
- ②Xem xét liệu cơ chế bố trí chuyên trách hay phân chia chức năng cho nhiều bộ phận và người phụ trách khác nhau tùy theo tình hình của bệnh viện.
- ③Xem xét bố trí nhân sự bằng cách chia thành 3 mô hình thiết lập 1) Mô hình thiết lập điều phối viên chuyên trách, 2) Mô hình thiết lập điều phối viên kiêm nhiệm, 3) Mô hình phân chia vai trò từ góc độ “Số lượng bệnh nhân tiếp nhận” và “Cách thức hoạt động của chức năng điều phối”.
- Phân tán công việc
- Ví dụ: Như một phần của việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều phối viên sẽ triển khai phương pháp sử dụng công cụ phiên dịch y tế và quy trình ứng phó trong bệnh viện để về nguyên tắc nhân viên y tế tại thực địa sẽ thực hiện việc hỗ trợ bệnh nhân
- Tập trung công việc
- Ví dụ: Chỉ điều phối viên (người phụ trách) nắm rõ phương pháp sử dụng công cụ phiên dịch y tế, v.v. Về nguyên tắc, điều phối viên sẽ đồng hành với bệnh nhân người nước ngoài (nhân viên y tế tại thực địa hầu như chỉ hỗ trợ xử lý tương tự như đối với bệnh nhân người Nhật)
(Tham khảo: “Tài liệu giảng dạy ‘Đào tạo điều phối viên y tế tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài’” trong dự án ủy thác của Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi (tháng 2 năm 2020))
Trích dẫn: “Phần phát triển du lịch y tế ở Aichi ~ Hướng đến việc tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài đến Nhật Bản ~” của tỉnh Aichi
Về việc ứng phó với hoàn cảnh sau khi tiếp nhận
Tiếp nhận
Xác nhận trước ngôn ngữ mà bản thân bệnh nhân có thể sử dụng, giải thích tận tình các quy tắc của bệnh viện và nội dung điều trị là điểm quan trọng.
- ・Yêu cầu điền vào đơn đăng ký khám bệnh để có được nhận thức chung giữa các nhân viên.
- ・Xác nhận người phụ trách phiên dịch.
- ・Sao chụp thẻ lưu trú, hộ chiếu và visa.
- ・Yêu cầu điền vào đơn đăng ký khám bệnh và bảng câu hỏi chẩn đoán, sau đó bắt đầu khám bệnh.
- ■ “Danh sách tài liệu giải thích đa ngôn ngữ dành cho người nước ngoài” của Bộ Y tế - Lao động và Phúc lợi
- https://www.mhlw.go.jp/stf/seisakunitsuite/bunya/kenkou_iryou/iryou/kokusai/setsumei-ml.html
Cơ sở điều phối y tế quốc tế giải thích trước cho những người muốn du lịch y tế
Các bác sĩ, v.v. tại cơ sở y tế đã tiếp nhận sẽ giải thích về các hoạt động liên quan đến chăm sóc y tế. Tuy nhiên, trước đó cần giải thích tận tình về các quy tắc của cơ sở y tế Nhật Bản, những điều có thể và không thể thực hiện được cũng như sự khác biệt so với quốc gia mình, v.v.
- ・Vì có trường hợp bệnh nhân người nước ngoài yêu cầu các dịch vụ khám không được lên kế hoạch ban đầu, gây rối loạn cho thực địa nên cần thông báo trước các hạng mục lưu ý như “Không thể yêu cầu thực hiện trong ngày”, v.v. và đảm bảo bệnh nhân hiểu rõ.
- Việc giải thích các hạng mục lưu ý, v.v. nằm ngoài các hoạt động liên quan đến chăm sóc y tế tại cơ sở y tế tiếp nhận sẽ gây gánh nặng lớn, có thể dẫn đến việc hiểu nhầm ý định, gây ra rắc rối cho sau này. Do đó, việc thông qua cơ sở điều phối y tế quốc tế để thực hiện điều này sẽ hiệu quả hơn.
Bố trí theo văn hóa, tôn giáo và thói quen
- ● Xác nhận các yêu cầu và điểm cần lưu ý về mặt tôn giáo và thói quen
-
- ・Khi thực hiện kiểm tra, khám chữa bệnh và điều trị, tiến hành xác nhận xem có yêu cầu hoặc điểm cần lưu ý nào về mặt văn hóa, tôn giáo hoặc thói quen hay không trước khi tiến hành kiểm tra, khám chữa bệnh và điều trị, sau đó tiến hành giải thích trước về những yêu cầu không thể đáp ứng sẽ nâng cao được sự hài lòng của bệnh nhân và tránh được các rắc rối bất ngờ.
- ● Bố trí bữa ăn trong thời gian nhập viện
-
- ・Có những thực phẩm bệnh nhân không thể ăn do giáo lý hoặc niềm tin về mặt tôn giáo. Đôi khi bệnh nhân có yêu cầu giải thích chi tiết cả về nguyên liệu thực phẩm và phương pháp chế biến nên cũng cần chuẩn bị thực đơn đa ngôn ngữ và hình ảnh, v.v. về nguyên liệu thực phẩm, quy trình chế biến và thành phẩm để có thể giải thích được.
[Các tôn giáo chính và các điều răn/thói quen liên quan]
- 〇 Ví dụ về các nguyên liệu thực phẩm bị cấm hoặc không được ưa chuộng
-
- ・Thịt lợn và cồn (bao gồm cả rượu nấu ăn, mirin, v.v.), thịt chưa được xử lý thích hợp về mặt tôn giáo
- 〇 Khác
-
- ・Cầu nguyện 5 lần một ngày.
- ・Đối với bữa ăn, rất nhạy cảm với việc nguyên liệu thực phẩm, nhà bếp, dụng cụ nấu ăn có tuân theo giáo lý hay chưa, máu có dính vào thức ăn hay không.
- ・Có 1 tháng nhịn ăn vào tháng 9 theo lịch Hồi giáo, trong thời gian này, khoảng thời gian nửa ngày từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn nghiêm cấm ăn uống tuyệt đối.
- ・Việc phụ nữ che tóc khi gặp đàn ông không phải là thành viên trong gia đìn là một quy tắc lễ nghi.
- ・Cấm thờ cúng tượng thần.
- 〇Ví dụ về các nguyên liệu thực phẩm bị cấm hoặc không được ưa chuộng
-
- ・Thực phẩm: Thịt nói chung, bò, lợn, các loại hải sản nói chung, trứng, đồ sống, v.v.
- ・Tránh sử dụng tay trái.
- 〇 Ví dụ về các nguyên liệu thực phẩm bị cấm hoặc không được ưa chuộng
-
- ・Thực phẩm: Thịt lợn, mực, bạch tuộc, tôm, cua, lươn, các loại sò hến, thỏ, ngựa
Thịt chưa được xử lý thích hợp về mặt tôn giáo, kết hợp sản phẩm từ sữa với món thịt, v.v.
Máu ((*) Khi chế biến thịt hoặc cá, cần rút hết máu và chú ý đến mức độ nướng chín)
- ・Thực phẩm: Thịt lợn, mực, bạch tuộc, tôm, cua, lươn, các loại sò hến, thỏ, ngựa
- 〇 Những điều cấm kỵ hoặc không được ưa chuộng
-
- ・Thực phẩm: Thịt nói chung, 5 loại rau “Ngũ tân” được cho là kích thích dục vọng bao gồm tỏi, hành tây, hành lá, hẹ và củ kiệu
- (*) Các điều nghiêm cấm liên quan đến thực phẩm này chỉ áp dụng cho một số tu sĩ và tín đồ nghiêm khắc. Đặc biệt thường thấy ở các khu vực Phật giáo Đại thừa lan rộng như Đông Á (Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Việt Nam) và Trung Á (Tây Tạng và Mông Cổ), v.v.
- 〇Những điều cấm kỵ hoặc không được ưa chuộng
-
- ・Về cơ bản thì hầu như không có những điều cấm kỵ liên quan đến thực phẩm. Mặc dù chỉ là thiểu số nhưng một số phái cấm hoàn toàn thịt, các loại đồ uống có cồn, cà phê, trà đen và trà xanh.
(Một trong những tôn giáo được tín ngưỡng tại Ấn Độ)
- 〇Những điều cấm kỵ hoặc không được ưa chuộng
-
- ・Thực phẩm: Tất cả các loại thịt (các loại thịt, các loại hải sản), trứng, các loại rau củ rễ trong lòng đất, v.v., mật ong
・Vì các lý do tư tưởng liên quan đến quyền động vật và bảo vệ môi trường, v.v.
“Lacto-vegetarian”: Ăn sản phẩm từ sữa, không ăn các loại thịt, các loại hải sản và trứng
“Ovo-vegetarian”: Ăn sản phẩm từ sữa và trứng, không ăn các loại thịt và các loại hải sản
“Vegan”: Không ăn bất kỳ sản phẩm từ động vật nào (các loại thịt, các loại hải sản, sản phẩm từ sữa, trứng, v.v.), không uống mật ong cũng không sử dụng các sản phẩm từ động vật như sản phẩm bằng da, v.v.
Nguồn: “Phần phát triển du lịch y tế ở Aichi ~ Hướng đến việc tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài đến Nhật Bản ~” của tỉnh Aichi (các tôn giáo chính và các điều răn/thói quen liên quan)
Khi xuất viện/lập giấy chứng nhận y tế
- ● Chuẩn bị bản kế hoạch điều dưỡng sau xuất viện
-
- ・Hãy xác lập quá trình theo dõi bằng cách chuẩn bị sẵn sàng bản kế hoạch điều dưỡng sau xuất viện và dữ liệu khám chữa bệnh, v.v. trước khi xuất viện để bệnh nhân có thể tiếp tục điều trị y tế tại cơ sở y tế địa phương sau khi trở về nước.
- ● Quy trình lập và cấp giấy chứng nhận y tế
-
- ・Xác nhận xem giấy chứng nhận y tế sử dụng theo mẫu mà bệnh nhân chỉ định hay mẫu của bệnh viện.
- ・Cho bệnh nhân biết sẽ cần vài ngày để tiến hành lập/cấp giấy chứng nhận y tế đa ngôn ngữ, sau đó giải thích về chi phí và ngày hoàn thành dự kiến rồi thu phí hồ sơ.
- (*) Tiến hành xác nhận trước thông qua cơ sở điều phối y tế quốc tế để đảm bảo quá trình diễn ra suôn sẻ.
Biện pháp ứng phó tình trạng không thu được tiền
- ● Cho biết trước chi phí y tế ước tính
-
- ・Cho bệnh nhân biết trước chi phí y tế ước tính, giải thích những xét nghiệm và điều trị bao gồm trong chi phí đó để bệnh nhân hiểu và đồng ý, từ đó giúp ngăn ngừa rắc rối xảy ra trong việc tiếp nhận.
Tham khảo: “Phần phát triển du lịch y tế ở Aichi ~ Hướng đến việc tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài đến Nhật Bản ~” của tỉnh Aichi
(thiết lập đơn giá khám chữa bệnh và biện pháp ứng phó tình trạng không thu được tiền)
- ● Sử dụng dịch vụ thanh toán hộ
-
- ・Có thể xảy ra tình trạng do dự trong việc tiếp nhận bệnh nhân do lo ngại khả năng không thu được tiền. Tuy nhiên, có thể sử dụng dịch vụ thanh toán hộ bởi cơ sở điều phối y tế quốc tế như một giải pháp. Thông báo trước cho cơ sở điều phối về chi phí ước tính, theo đó, cơ sở điều phối sẽ yêu cầu bệnh nhân thanh toán bằng cách đặt cọc hoặc thanh toán qua thẻ tín dụng, v.v.
- (*) Khi sử dụng cơ sở điều phối y tế quốc tế, hãy để cho cơ sở điều phối thay mặt cho cơ sở y tế ký kết thỏa thuận liên quan đến việc thanh toán chi phí điều trị với bệnh nhân người nước ngoài bao gồm ba bên là cơ sở y tế, cơ sở điều phối và bệnh nhân.
Về danh sách tổ chức bảo lãnh thân nhân (cơ sở điều phối y tế quốc tế)
Có đăng danh sách các tổ chức bảo lãnh thân nhân đã đăng ký (cơ sở điều phối y tế quốc tế) trên website của Bộ Ngoại giao.
Danh sách tổ chức bảo lãnh thân nhân
(cơ sở điều phối y tế đăng ký, v.v.) tại đây
Download「Phần phát triển du lịch y tế ở Aichi」
Có giới thiệu các thông tin tham khảo khi xem xét tiếp nhận du lịch y tế để xây dựng môi trường có thể cung cấp dịch vụ y tế an toàn/an tâm cho bệnh nhân người nước ngoài như phương pháp tiến hành cơ bản về cách làm thế nào để tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài có ngôn ngữ khác nhau, v.v., đảm bảo việc tiếp nhận bệnh nhân người nước ngoài diễn ra suôn sẻ trong khi vẫn đảm bảo chất lượng y tế.